Viết blog Tạ_Phong_Tần

Tạ Phong Tần bắt đầu viết blog, khi bà còn là đảng viên Đảng Cộng sản và làm việc trong ngành công an[7]. Năm 2004, bà đã trở thành một nhà báo tự do. Hai năm sau đó, bà bắt đầu một blog có tiêu đề "Công lý và Sự thật", được biết đến phổ biến cho các báo cáo về các vụ tham nhũng của công an. Vì các bài trên mạng phê phán chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, bà bị đuổi khỏi Đảng và mất việc vào năm 2006[7],[1].
Trang CAND nhận định khi cho ra đời blog Công lý - Sự thật, Tạ Phong Tần đã dùng nó để phô trương cái "tôi" của mình, để đánh bóng cá nhân mình và đồng thời cũng để tạo "hình ảnh" của mình với các tổ chức người Việt chống Cộng cực đoan ở nước ngoài nhằm kiếm tí đôla. Đọc hết những bài mà Tạ Phong Tần đã viết trên blog Công lý - Sự thật sẽ thấy hầu hết đầu phát xuất từ những bất mãn cá nhân, cơ hội chủ nghĩa, theo đóm ăn tàn, theo voi hít bã mía chứ chẳng phải vì lý tưởng gì.[1]

Trước những bài viết mang tính phê phán Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương đã nhiều lần mời Tạ Phong Tần lên tiếp xúc, đối thoại nhưng Tạ Phong Tần đều không đến. Khi nhận được giấy mời, thì bà sao chụp rồi tung lên mạng. Theo báo Công an Nhân dân, qua tất cả những vụ việc vừa kể, chỉ có thể kết luận về nhân cách của Tạ Phong Tần bằng một câu: Lập ra blog Công lý - Sự thật nhưng cách hành xử của Tạ Phong Tần lại chưa bao giờ thể hiện "công lý", còn những "sự thật" mà chị ta đã công bố trong những bài viết, nên gọi là "sự méo" thì chính xác hơn. Theo chính lời của Tạ Phong Tần: "Tính đến tháng 5/2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý - Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể..."[1].

Cô bị bắt vào tháng 9 năm 2011 cùng với các blogger bất đồng chính kiến khác bao gồm ​​Nguyễn Văn HảiPhan Thanh Hải, tất cả các người trong số họ đã đăng bài dưới tên blog "Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do Việt Nam". Ba người bị buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" trong các bài viết rằng "làm méo mó và chống đối" Chính phủ Việt Nam. Bản án có thể dẫn đến mức án tối đa là hai mươi năm tù giam. Tờ The Economist mô tả các vụ bắt giữ là "mới nhất trong một loạt các nỗ lực của nhà cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm kiềm chế số lượng người dùng internet đang phát triển rầm rộ ở nước này""[8].

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã chỉ trích các vụ bắt giữ, nêu rõ mối quan tâm của mình đối với sự hạn chế về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam[9]. Trong chuyến thăm tháng 7 năm 2012 đến Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thể hiện quan tâm của bà đến việc tạm giữ ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Việt Nam Tự do. Vào cuối tháng 9 năm 2011, lúc bà Tần còn bị tạm giam, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã trao cho bà cùng với 7 người Việt tranh đấu cho nhân quyền khác giải thưởng Hellman/Hammett. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã mô tả ba blogger này như tù nhân lương tâm, "bị bắt giữ chỉ vì việc họ đã đấu tranh ôn hòa cho quyền tự do ngôn luận thông qua các bài viết trực tuyến của họ", và kêu gọi cho việc thả tự do các blogger này[10]. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyềnTổ chức Thế giới chống Tra tấn cũng đã phát hành một tuyên bố chung kêu gọi chính phủ Việt Nam thả tự do cho ba blogger vô điều kiện.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tạ_Phong_Tần http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/09/1509... http://conglysuthat.blogspot.com/ http://www.economist.com/blogs/banyan/2012/08/inte... http://www.economist.com/blogs/banyan/2012/10/free... http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM... http://www.kansascity.com/2012/07/31/3735203/vietn... http://www.molang0205.com/2016/01/ta-phong-tan-ly-... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/Dung-... http://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/Khoi-...